banner banner banner banner

Tin tức Tin tức yến sào

Đời yến & nghề yến

Cập nhật: 12/06/2014 09:35
xay dung nha yen
Một tổ yến mà con người có được, ngoài sự tinh túy được kết lại của chim yến, của đất trời, đằng sau đó còn là sự nhọc nhằn, hiểm nguy không thể đong đếm của biết bao con người làm nghề lấy yến. Tổ yến bám chặt vào vách đá, muốn gỡ ra phải dùng đến nĩa hoặc dụng cụ bằng sắt, những tổ ở trên cao, hiểm trở, cheo leo phải dùng sào gắn móc sắt để lấy. Vì thế, xưa kia người ta gọi nghề lấy yến là “nghề sào chĩa”.  

Chim yến là loài sống có đôi, thủy chung, son sắt, một con chết đi thì con còn lại có thể ở một mình cả đời, hoặc chết theo. Cũng như những người đã trót gắn đời mình vào nghiệp yến, thì sẽ gắn bó mãi, chẳng muốn chuyển nghề. Dù cho cái nghề yến này, muôn vàn cực khổ, rủi ro, bất trắc.  

Cũng chưa xa lắm, ngay trước giải phóng thôi, ở xứ trầm, biển yến Khánh Hòa này, nghề đục yến thuê cho các ông chủ người Hoa trúng thầu các đảo yến là đi kèm với cảnh đời hẩm hiu, sống nay chết mai nơi đảo yến muôn trùng sóng gió. Nhưng từ khi Công ty Nhà nước tiếp quản, khai thác các đảo yến trên vịnh Nha Trang, nghề yến được đưa vào khai thác một cách khoa học, bền vững thì đời sống của người làm nghề yến đã ổn định hơn, cũng như sự hiểm nguy trong nghề đã giảm thiểu tối đa. Nhưng xét cho cùng, “nghề sào chĩa” vẫn là một nghề nhọc nhằn, hiểm nguy.

“Đi cội” là từ dùng khi lấy tổ yến ở những hang có độ cao vừa phải, dùng một cây tre thẳng, có nhánh để leo lên. “Hang cao hơn chút nữa thì ghép “cội”, người làm nghề lấy yến coi hang yến như nhà, nên chỉ cần nhắc đến hang nào là chúng tôi biết phải dùng bao nhiêu cội, kích thước thế nào”, anh Võ Văn Cam, Đội trưởng Đội khai thác yến sào cho biết. Gia đình anh Cam ba đời làm nghề khai thác tổ yến, đời anh là đời thứ ba, được ông cha dạy cẩn thận từng ly từng tý.

Khó nhất là “đi bộ” là thao tác dùng ở những hang hẹp, vách trơn, người thợ yến phải dùng tay bám, chân đạp vào các khe hẹp, leo lên leo xuống, di chuyển vào nơi yến làm tổ. Vì tính chất nguy hiểm của thao tác này, nên những năm gần đây đã hạn chế dùng động tác này khi khai thác tổ yến…

Đời người làm “nghề sào chĩa” đã bớt hiểm nguy, đã khoa học hơn. Ngày Giỗ tổ nghề yến, có lẽ những người thợ yến già ít nhiều ngậm ngùi khi nhớ về tiên tổ, và cũng vui mừng cho thế hệ con cháu mình đã sống được với nghề một cách bớt nhọc nhằn hơn. Hôm nay, hàng vạn con chim yến lượn vòng, lao xao như đồng cảm với những người làm nghề yến tìm về đền thờ Tổ trên đảo yến Hòn Nội để tạ ơn tiên tổ, và để thể hiện một sự đồng tâm, cùng nhau giữ gìn, phát triển nghề của tiền nhân để lại.

Câu chuyện đời yến và nghề yến cho chúng ta nhiều bài học về việc đối xử với tiền nhân và nhất là với những gì thiên nhiên ban tặng.
Theo TTVH

Hỗ trợ trực tuyến

Mr Nê
0783848586 0974449992

Thống kê truy cập

9 7 9 5 2
Online 1
Hôm nay 0
Hôm qua 0
Tuần này 984
Tuần trước 897
Tháng này 0
Tháng trước 0
Tất cả 97,952