banner banner banner banner

Tin tức Kỹ thuật nuôi chim yến

“Nghề nuôi chim yến Dễ mà Khó, Khó mà dễ”

Cập nhật: 01/06/2013 14:50
xay dung nha yen
Nghề nuôi chim yến đã có lịch sử hàng trăm năm ở các nước: Indonexia, Malaisya, Trung Quốc, Thái Lan… và trở thành ngành kinh tế mạnh ở các nước này. Riêng Việt Nam, môi trường tự nhiên thuận lợi, yến tập trung sinh sống nhiều ở các vùng đảo nhưng nghề nuôi yến mới chỉ bắt đầu phát triển khoảng chục năm trở lại đây.
 


Nuôi chim yến không cần quỹ đất lớn, có thể xây nhà nuôi ở vùng đất kém màu mỡ, không sản xuất nông nghiệp được. Thức ăn chim yến là các loại côn trùng nên góp phần tiêu diệt loài gây hại. Một cặp chim yến có khả năng cho thu nhập 1 triệu đồng/năm. Sau 3 năm, khả năng có thể thu hoạch 2-5 kg/tháng, với giá thu mua yến thô tại nhà khoảng 35 triệu đồng/kg, nhà đầu tư có thể thu về 840 triệu đến 2,1 tỷ đồng/năm (thu hồi được vốn và có lãi). Được mệnh danh là nghề “vàng trắng”, tuy nhiên, nghề nuôi chim yến “dễ” mà “khó”, “dễ” vì ai cũng có thể nuôi, nhưng “khó” vì không phải ai nuôi cũng thành công.


Mô hình nhà nuôi chim Yến

Anh Nguyễn Gia Thành – Giám Đốc Kinh Doanh -  công ty TNHH XD Nhà Yến Tầm Cao Việt cho biết, cần phải có cái nhìn đúng với nghề nuôi chim yến, đa số những căn nhà nuôi yến nhưng yến không vào, vào nhưng không ở, không làm tổ… là do không nắm vững kỹ thuật và các yếu tố liên quan. Nuôi chim yến có nhiều ưu điểm như không đầu tư mua giống, không phải lo thức ăn, không phải lo dịch bệnh, chim yến ăn, uống trên không, bay suốt ngày từ sáng tới tối về tổ, không tiếp xúc với sinh vật khác và hầu như không đậu. Nuôi chim yến là tìm cách dẫn dụ chim vào nhà, chim ở lại, gây đàn, làm tổ. Nếu xác định đúng vùng có chim yến, xây nhà đảm bảo kỹ thuật, nắm vững đặc tính của chim yến, biết cách dẫn dụ thì vốn đầu tư ban đầu không cần phải nhiều nhưng thành công vẫn rất cao.

Anh Thành chia sẻ: “hiện nay, ở Việt Nam có khoảng hơn 3000 nhà yến chuyên dụng đã và đang cho thành phẩm tổ yến có giá trị dinh dưỡng cao, tập chung đông ở một số tỉnh thành như: Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thành Phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Phú Yên….Điểm chung của các đơn vị này là đã trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết về nghề nuôi chim yến trong nhà, cũng như  tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật  từ việc thiết kế nhà nuôi yến, lắp đặt các trang thiết bị cần thiết, dẫn dụ chim vào ở đến cách chăm sóc, bảo vệ yến khỏi các yếu tố xâm hại, địch hại, kỹ thuật quản lý, thu hoạch tổ... Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, yếu tố then chốt giúp họ thành công trong mô hình nuôi chim yến tại nhà là biết cập nhập và không ngừng cải tiến phương tiện hỗ trợ nuôi yến, làm cho tổ của yến ngày càng hấp dẫn chúng và bạn tình của chúng kéo nhau về”.

Theo đó, Phương tiện hỗ trợ nuôi Yến cần thiết phải có như sau:

1. Kiểm soát điều kiện không khí

- Phương tiện kiểm soát độ ẩm, phương tiện kiểm soát nhiệt độ. Trường hợp bể nước trong nhà yến và hệ thống thông gió không đáp ứng được yêu cầu (quá nóng) ta có thể dùng các hỗ trợ khác nhau như: phun nước trên mái nhà, đặt ống dẫn nước trên vách tường bên trong nhà.

2. Phương tiện hỗ trợ dẫn dụ.

- Bột mùi kích thích: Bột tỏa mùi như mùi chim yến đang ở đồng thời có tác dụng giữ hơi nước bóc lên và điều tiết nhiệt độ. (25 – 50 kg / 16m2).

- Chất lỏng tạo mùi kích thích (P.L) có chức năng như bột mùi (P. W) phun lên tường, dưới dàng khung khoảng 50cm, sử dụng 1 lít/ 15m2.

- Chất lỏng luôn tăng chế độ bóc hơi. Trời nóng độ ẩm bên trong thấp ta dùng 1 lít (P.L) cho 32m2 pha với nước hồ hoặc chậu nước ở bên trong phòng.

3. Dùng thiết bị phun trong phòng (phun sương) hết sức thận trọng (làm giảm nhiệt độ và độ ẩm) khi vận hành thiết bị. Chiều cao của nước phun cách khun tổ 70cm, vận hành từ 13h – 15h.

4. Bằng cassette tiếng chim, yến rất chú ý đến tiếng chim hát của bạn đặc biệt khi về tổ lúc chiều xuống (đặt loa phát phía trong giàn khung cách lỗ ra vào 4m) mở băng vào khoảng 16h – 18h30’, cùng lúc đó tạo sương giả ở vùng bay lượn, sử dụng âm lượng bình thường (không phát lớn).

5. Sử dụng tổ giả để tạo phản ứng: tổ giả giúp cho yến trong nhiều trường hợp buộc phải xây tổ như : bị mất tổ vào thời điểm cần đẻ trứng ( mất do nhiều nguyên nhân) nhưng không đủ thời gian xây tổ , yến trẻ chưa có đủ khả năng để hoàn chỉnh tổ cho riêng mình hoặc điều kiện giàn khung không phù họp để làm tổ.

6. Trồng cây Lamtoro (táo nhơn - đẹp). Yến rất thích loài hoa vàng vừa có hoa quanh năm vừa có nhiều loại côn trùng bay. Cây được trồng trong sân nhà yến hoặc ở vùng bay lượn.


 

Hỗ trợ trực tuyến

Mr Nê
0783848586 0974449992

Thống kê truy cập

9 7 9 5 2
Online 10
Hôm nay 0
Hôm qua 0
Tuần này 952
Tuần trước 1,122
Tháng này 0
Tháng trước 0
Tất cả 97,952