banner banner banner banner

Tin tức Kỹ thuật nuôi chim yến

Kỹ Thuật Nuôi Yến Phần 1

Cập nhật: 01/08/2014 16:02
xay dung nha yen
 

Kỹ Thuật Nuôi Yến Phần 1

 

Sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu về kỹ thuật nuôi chim Yến:
 - Nuôi Yến không chỉ là một cái nghề đòi hỏi người nuôi phải có nghệ thuật mà còn phải áp dụng được các kỹ thuật và công nghệ. Người nuôi Yến sẽ phải kết hợp hài hòa giữa các yếu tố như: tập tính sinh học của Yến, điều kiện địa lý lẫn môi trường sống của chim Yến. Người nuôi phải quan sát được hướng bay của đàn Yến, mở lỗ ra vào và các lỗ liên phòng, liên tầng phù hợp.
 I./ Đặc điểm phân biệt các loại Yến.

  1./ Yến cỏ Việt Nam (Apus Affinis)

  - Có sải cánh 14-16cm;

  - Đuôi có mảng trắng;

  - Thân màu đen tuyền ;

  - Tiếng kêu đặc biệt;

  - Đập cánh một nửa;

  - Làm tổ bằng cỏ, rác và chồng lên nhau;

  - Tổ tại chỗ sáng, tháp nước, hiên nhà.

  - Thực chất Yến cỏ Việt Nam là một loài Én.

  2./ Yến cỏ cây dừa (Cypsiurus)

  - Đuôi nhọn chẻ đôi hình chữ V;

  - Có thân mỏng hơn các loài khác;

  - Tiếng kêu đặc trưng;

  - Đi theo đàn 4 đến 5 con;

  - Thường đậu cây dừa;

  - Tốc độ bay rất nhanh;

  - Tổ bằng cỏ và rác làm trên cây dừa, cây cau.

 3./ Yến hàng (Aerodramus Germanicus)

  - Thân nhỏ, kích thước từ 12 – 14cm;

  - Ngực xám ;

  - Lưng mảng màu sáng;

  - Tiếng kêu đặc trưng phát sóng siêu âm;

  - Sinh sống tại các đảo ven biển Việt Nam;

  - Tổ màu hơi xám hoặc đỏ;

  - Một năm sinh sản 2 lần

  4./ Yến tổ trắng (Aerodramus Fuciphagus)

  - Sải cánh dài có kích thước từ 12-15cm;

  - Đuôi bầu ;

  - Lưng không có khoảng trắng;

  - Tiếng kêu đặc trưng có phát sóng siêu âm;

  - Đập toàn bộ cánh khi bay;

  - Tổ to 8-12g tùy điều kiện và vùng;

  - Sinh sản 3-4 lứa một năm;

II./ Đặc tính sinh học của chim Yến tổ trắng.

 1./ Vòng đời của Chim Yến

 2./ Phân nhóm chim Yến tổ trắng (Aerodramus Fucphagus):

  - Chim yến được phân thành hai nhóm sống khác nhau : Bầy đàn và Đơn côi

  - Một nhà Yến có nhiều đàn sống chung với nhau;

  - Thói quen lượng vòng quanh tổ của chim Yến:

  + Chim yến khởi động vào buổi sáng trước khi đi kiếm ăn;

  + Hạ nhiệt vào buổi chiều trước khi vào nhà.

 3./ Các đặc tính sinh học khác của chim yến:

  - Thích chỗ tối (độ sáng 0,2 Lux);

  - Thích độ ẩm cao (80 – 95%, lý tưởng nhất 85%);

  - Thích nhiệt độ ổn định (28oC);

Hỗ trợ trực tuyến

Mr Nê
0783848586 0974449992

Thống kê truy cập

9 7 9 5 2
Online 1
Hôm nay 0
Hôm qua 0
Tuần này 1,122
Tuần trước 625
Tháng này 0
Tháng trước 0
Tất cả 97,952